メニューボタン

[Chương 1] Mục 1①


Thuật ngữ “công tác” trong chương này đề cập đến công tác thuộc phạm vi đào tạo đặc biệt theo quy định tại Khoản 41 trong Điều 36 của Pháp lệnh về Sức khỏe và An toàn Lao động (nghĩa là công tác được thực hiện ở nơi có độ cao từ 2 m trở lên, khi khó bố trí sàn công tác, và sử dụng loại đai toàn thân làm thiết bị chống rơi ngã). Ví dụ về các công tác này gồm có:

  1. Lắp dựng, tháo dỡ hoặc sửa khung thép của tòa nhà
  2. Làm việc trên các cột tháp (cột tháp viễn thông, v.v.)
  3. Làm việc ở nhà thấp tầng chẳng hạn như nhà gỗ
    (* Theo các tài liệu tham khảo như Hướng dẫn về Phương pháp thi công giàn giáo trước và Hướng dẫn công tác tiêu chuẩn để lắp đặt thiết bị an toàn nhằm phòng ngừa rơi ngã, mái nhà có độ dốc 6/10 trở lên được coi là không phù hợp khi xem bề mặt mái nhà là sàn công tác).
  4. Lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo và sàn công tác, v.v.
    (* Không bao gồm trường hợp có sàn công tác)
  5. Lắp dựng và tháo dỡ tường chắn đất theo trục thẳng đứng
  6. Cắt tỉa cây cối, v.v.

Kiểm tra trang thiết bị và các vật dụng khác đang sử dụng để phòng ngừa trường hợp rơi ngã/đổ nhào trong khi thực hiện các công tác này.


1. Cấu tạo, các loại trang thiết bị điển hình và cách sử dụng

(i) Thiết bị chống rơi ngã, v.v.

■ Thiết bị chống rơi ngã loại đeo toàn thân

Thiết bị này gồm các bộ phận có cấu tạo để đỡ trọng lượng cơ thể tại nhiều điểm như vai, eo và đùi khi rơi ngã.


“Ví dụ trường hợp không có dây buộc”

ランヤードなしの例

■ Thiết bị chống rơi ngã loại đeo thắt lưng (một móc treo)

Thiết bị này gồm một phần giống như dây đai đeo ở vùng thắt lưng của cơ thể.


Ví dụ về dây buộc (có dây và móc)

ランヤード(ロープ・フック付き)の例

■ Dây buộc

Thiết bị này gồm một dây đai hoặc dây đeo (sau đây gọi là “dây buộc, v.v.”) để nối toàn bộ dây đai toàn thân hoặc dây đai thắt lưng với dây chính hoặc dụng cụ neo khác, v.v. (nghĩa là thiết bị để gắn thiết bị chống rơi ngã một cách an toàn) và các điểm đầu nối cố định.

Loại có bộ giảm xóc hoặc thiết bị cuộn dây có chứa bộ giảm xóc thích hợp, v.v.


ランヤード

■ Dây phụ

Dây đai hoặc dây đeo ngắn (sau đây gọi là “dây đai, v.v.”), được gắn vào dụng cụ neo ở điểm đến trước khi gắn lại dây buộc chính khi người công nhân di chuyển để giữ cho người công nhân luôn kết nối với dụng cụ neo (dây buộc đôi).


胴ベルト型補助ロープの例

■ Loại đai thắt lưng (dây treo chữ U) và khóa điều chỉnh chiềudài

Chúng ta sử dụng thiết bị bảo hộ để duy trì tư thế khi làm việc trên cột tháp, v.v.

Chúng ta có thể điều chỉnh độ dài dây đai cho phù hợp với công việc bằng khóa điều chỉnh chiều dài khi sử dụng thiết bị này.


「胴ベルト型(U字つりタイプ)」伸縮調整器の例

■Làm việc cần duy trì tư thế

Thuật ngữ này đề cập đến việc người công nhân tác nghiệp trong khi giữ cơ thể ở trạng thái treo lơ lửng hình chữ U thông qua sức căng của dây đai, v.v.

(Ví dụ: Làm việc trên cột điện)

Vì dây đai dùng cho dây treo hình chữ U dễ bị hư hỏng do ma sát với vật thể mỗi khi sử dụng nên chúng ta phải kiểm tra cẩn thận dây đai. Vì lý do này, một số loại có lõi màu đỏ để chỉ mức độ hao mòn.


ワークポジショニング作業
Khi sử dụng Dây treo hình chữ U, chúng ta cũng cần phải sử dụng thiết bị chống rơi ngã, v.v.

[Ví dụ về thiết bị chống rơi ngã kiểu đeo toàn thân để sử dụng chung với Dây treo hình chữ U]

U字吊り兼用フルハーネス型墜落制止用器具の例

Có loại dây đai toàn thân sử dụng chung với Dây treo hình chữ U vì chúng ta có thể sử dụng thiết bị chống rơi ngã khi tác nghiệp cần duy trì tư thế làm việc.

Khi sử dụng loại dây đai này, tư thế làm việc được duy trì bằng sợi dây đặc biệt tạo tư thế treo hình chữ U gắn vào khóa chữ D ở hai bên thắt lưng, còn dây buộc gắn vào khóa chữ D ở lưng (hoặc ngực) lại được nối vào dây cứu sinh hoặc gắn vào dụng cụ neo khác, v.v.

Trong trường hợp làm việc trên cột tháp công trình công ích, chúng ta có thể gắn móc phía trên đầu, vì vậy chúng ta nên sử dụng thiết bị chống rơi ngã kiểu đeo toàn thân ở độ cao từ 2 m trở lên.



フルハーネス型墜落制止用器具特別教育

このページをシェアする

講習会をお探しですか?

 

▲ページ先頭へ