メニューボタン

[Chương 2] Mục 4①

1. Kiểm tra, bảo dưỡng và bảo quản

Chúng ta phải thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng và bảo quản thiết bị chống rơi ngã đúng cách bằng cách chỉ định người có trách nhiệm và phải ghi kết quả kiểm tra lẫn các thông tin quản lý cần thiết vào sổ sách quản lý, v.v.

1. Kiểm tra

Ngoài việc kiểm tra hàng ngày, chúng ta còn phải thực hiện kiểm tra định kỳ theo các khoảng thời gian cố định, theo các tiêu chuẩn kiểm tra dành cho các hạng mục được nêu dưới đây. Khoảng cách thời gian giữa các lần kiểm tra định kỳ không quá sáu tháng.

Tại thời điểm kiểm tra, hãy xác nhận rằng có tất cả các bộ phận an toàn cần thiết và được mô tả trong hướng dẫn sử dụng.

  1. Dây đai hoặc dây đeo bị mòn, bị đứt, xoắn, hoặc phai màu, xơ cứng hoặc phân rã do sơn hoặc hóa chất

  2. Đường chỉ bị mòn, có vết cắt hoặc sờn

  3. Các phụ kiện kim loại bị mòn, nứt, biến dạng, rỉ sét, hoặc ăn mòn, lớp màng bọc bằng nhựa bị xuống cấp, nóng chảy do ngắn mạch, tình trạng xoay và trượt của các bộ phận, tình trạng của đinh tán và lò xo.

  4. Dây đeo bị mòn, bị đứt, bị thủng lỗ, cháy xém, biến dạng do vặn xoắn, phai màu, xơ cứng, hoặc phân rã do hóa chất, tình trạng thái của bộ giảm xóc

  5. Tình trạng của thiết bị cuộn dây khi tháo ra và rút vào. Đối với cuộn dây có chức năng khóa, dây đeo phải khóa lại khi kéo nhanh ra.

  • Phải đặt giới hạn sử dụng cho từng bộ phận, dựa trên mức độ hư hỏng và có cân nhắc đến vật liệu, kích cỡ, cấu tạo và điều kiện sử dụng.

  • Dây buộc hao mòn rất nhanh nên phải thực hiện kiểm tra bằng mắt định kỳ bất kỳ dây buộc nào đã sử dụng ít nhất một năm với khoảng cách thời gian ngắn.

  • Dây đai dành cho công tác cần duy trì tư thế làm việc dễ rơi vào tình trạng hao mòn nghiêm trọng do cọ sát với cột tháp công trình công ích, v.v. vì vậy chúng ta cần phải siêng kiểm tra hàng ngày.

  • Bộ phận nào nằm gần móc rất dễ bị hỏng và do đó cần phải được kiểm tra cẩn thận.

  • Khi gắn giá đỡ dụng cụ, v.v., nó sẽ gây hao mòn cho dây đai/dây đeo, do đó cần thường xuyên kiểm tra độ mòn của bộ phận bị giá đỡ che lại.



2. Bảo dưỡng

Chúng ta cần thực hiện bảo dưỡng định kỳ lẫn khi cần thiết.

Trong quá trình bảo dưỡng, chúng ta không được tháo rời các sản phẩm liên kết nhiều bộ phận (ví dụ: dây buộc liên kết với móc, v.v., bộ giảm xóc và dây đai, v.v.) và gắn vào các bộ phận đến từ các sản phẩm của các công ty khác. Điều này một phần là do các vấn đề liên quan đến trách nhiệm đối với sản phẩm phát sinh từ việc sử dụng không theo ý định thiết kế của nhà sản xuất.


  1. Nếu có vết bẩn trên dây đai, dây buộc, v.v., hãy rửa bằng nước ấm. Nếu vết bẩn khó tẩy, hãy rửa bằng chất tẩy trung tính, rửa sạch và hong khô tự nhiên ở khu vực thông thoáng trong nhà, tránh ánh nắng trực tiếp. Lúc đó, hãy chú ý không để nước thấm vào bộ giảm xóc.

  2. Nếu sơn dính vào dây đai hoặc dây buộc, hãy lau sạch bằng vải, v.v. Đừng sử dụng dung môi nào có thể ảnh hưởng đến độ bền.

  3. Nếu các phụ kiện kim loại bị nước thấm ướt, hãy lau sạch chúng bằng miếng vải khô và bôi một lớp dầu mỏng chống rỉ sét.

  4. Thường xuyên bôi trơn các bộ phận quay và trượt trong phụ kiện kim loại. Nếu có lẫn cát hoặc bùn, v.v., hãy rửa và tẩy sạch.

  5. Thông thường, dây buộc có tuổi thọ ngắn nhất trong số các bộ phận trong thiết bị chống rơi ngã, vì vậy nếu chỉ có dây là bị mòn, hãy thay dây buộc hoặc thay toàn bộ phần dụng cụ buộc.
    Khi thay, tốt nhất là làm theo phương pháp đề xuất của nhà sản xuất thiết bị chống rơi ngã.

  6. Đối với thiết bị cuộn dây, kiểm tra phần tháo rút của dây và hoạt động của khóa (nếu có). Ngoài ra, kiểm tra xem nắp cuộn có bị hư hỏng không, các vít lắp có bị lỏng không và có thấy vết rỉ hay ăn mòn nào trong các bộ phận kim loại không.



3. Bảo quản

Bảo quản thiết bị chống rơi ngã ở nơi đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

(2) Thông gió tốt và khô ráo

(3) Tránh xa lửa, lò sưởi, v.v.

(4) Tránh xa các chất ăn mòn

(5) Mức bụi thấp

(6) Không có chuột



フルハーネス型墜落制止用器具特別教育

このページをシェアする

講習会をお探しですか?

 

▲ページ先頭へ