[Chương 4] Mục 1②
[Luật]
Luật Sức khỏe và An toàn Lao động (Luật số 57 ngày 8 tháng 6 năm 1972)
Điều 1
Mục đích của Luật này là để bảo đảm, kết hợp với Luật Tiêu chuẩn Lao động (Luật số 49 năm 1947), sự an toàn và sức khỏe của người lao động tại nơi làm việc, cũng như tạo điều kiện cho việc thiết lập môi trường làm việc thoải mái, bằng cách thúc đẩy các biện pháp ứng phó toàn diện và có tính hệ thống liên quan đến phòng tránh tai nạn lao động, như thực hiện các biện pháp thiết lập các tiêu chuẩn phòng tránh rủi ro, làm rõ trách nhiệm quản lý về an toàn và sức khỏe và thúc đẩy các hoạt động tự nguyện nhằm phòng tránh tai nạn lao động.
Điều 3 (Trách nhiệm của Người sử dụng lao động, v.v.) Lưu ý) Công ty và hộ kinh doanh cá thể được gọi là người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động không chỉ tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu về phòng tránh tai nạn lao động được quy định trong Luật này, mà còn phải nỗ lực đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của người lao động tại nơi làm việc thông qua việc tạo môi trường làm việc thoải mái và cải thiện điều kiện làm việc. Ngoài ra, họ phải nỗ lực hợp tác với các biện pháp phòng tránh tai nạn lao động được Nhà nước áp dụng.
② Người thiết kế, sản xuất hoặc nhập khẩu máy móc, dụng cụ và các trang thiết bị khác, hoặc người sản xuất hoặc nhập khẩu nguyên liệu thô, hoặc người xây dựng hoặc thiết kế các tòa nhà, sẽ nỗ lực, khi thiết kế, sản xuất, nhập khẩu hoặc xây dựng chúng, góp phần vào việc phòng tránh tai nạn lao động xảy ra khi sử dụng chúng.
③ Một người đặt hàng thi công, v.v., người ủy thác công việc cho người khác, sẽ xem xét không áp đặt các điều kiện có thể cản trở thực hiện công tác an toàn và sức khỏe liên quan đến biện pháp thi công, thời gian, v.v.
Điều 4
Công nhân không chỉ phải quan sát các vấn đề cần thiết để phòng tránh tai nạn lao động, mà còn phải nỗ lực hợp tác với các biện pháp liên quan đến phòng tránh tai nạn lao động do người sử dụng lao động hoặc các bên khác tiến hành.
*Giải thích: “Các vấn đề cần thiết” đề cập đến các điều luật và quy định. Quy định này đôi khi được gọi là “nghĩa vụ bảo vệ sự an toàn và sức khỏe của chính mình”.
Điều 10 (Người quản lý chung về An toàn và Sức khỏe)
Người sử dụng lao động, theo quy định của Pháp lệnh của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, phải chỉ định một người quản lý chung về an toàn và sức khỏe cho từng nơi làm việc theo quy mô được Sắc lệnh của Nội các quy định và yêu cầu người nói trên chỉ đạo công tác của các nhân viên phụ trách an toàn lao động, nhân viên y tế, hoặc người chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề kỹ thuật theo quy định tại khoản (2) của Điều 25-2, đồng thời thực hiện quản lý chung các vấn đề sau:
Các vấn đề liên quan đến các biện pháp phòng ngừa nguy hiểm hoặc suy giảm sức khỏe của người lao động
Các vấn đề liên quan đến việc giáo dục về an toàn và sức khỏe người lao động
Khám bệnh và những yêu cầu khác để duy trì và tăng cường sức khỏe người lao động
Các vấn đề liên quan đến việc điều tra nguyên nhân của các vụ tai nạn lao động và các biện pháp ngăn ngừa các vụ tai nạn đó tái diễn
Ngoài các vấn đề được liệt kê ở từng mục trên, còn cung cấp các dịch vụ cần thiết để phòng tránh tai nạn lao động theo quy định trong Pháp lệnh của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi.
② Vị trí của người quản lý chung về an toàn và sức khỏe phải được người phụ trách quản lý tổng thể việc thực hiện các công tác này tại nơi làm việc nói trên đảm nhận.
Điều 12-2 (Người khởi xướng về an toàn và sức khỏe, v.v.)
Đối với những nơi làm việc khác ngoài những nơi được quy định tại khoản (1) của Điều 11 và khoản (1) của điều trước, người sử dụng lao động phải chỉ định một Người khởi xướng về An toàn và Sức khỏe (hoặc một Người đề xuất chăm sóc sức khỏe cho những nơi làm việc khác nằm ngoài Sắc lệnh của Nội các được trích dẫn tại khoản (1) của Điều 11) theo quy mô trong Pháp lệnh của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi và sẽ là người khởi xướng về an toàn và sức khỏe để thực hiện các chức năng được quy định thuộc các điểm tại khoản (1) trong Điều 10. (Trong trường hợp đã chỉ định người quản lý các vấn đề kỹ thuật theo quy định tại khoản (2) của Điều 25-2, ngoại trừ các biện pháp tương ứng với các quy định trong từng điểm của khoản (1) của cùng Điều này, và trong trường hợp nơi làm việc khác với những nơi được quy định tại khoản (1) của Điều 11 trong Pháp lệnh của Nội các, được giới hạn trong dịch vụ y tế).
Điều 15 (Kiểm soát sức khỏe và an toàn tổng thể)
Trong số các chủ đầu tư có nhà thầu thực hiện một phần công tác tại một nơi (khi có hai hợp đồng trở lên, theo đó chúng là một phần của công tác phụ trách, có hiệu lực, có hai chủ đầu tư trở lên, chủ đầu tư ký hợp đồng sớm nhất, sau đây gọi là “Chủ đầu tư chính”), người (sau đây gọi là “Chủ đầu tư chính được chỉ định”) thực hiện một công việc (sau đây gọi là “Công việc được chỉ định”) liên quan đến xây dựng hoặc các ngành nghề khác được quy định trong Sắc lệnh của Nội các và các nhà thầu của mình tuyển dụng công nhân (nơi thực hiện công việc nói trên của chủ đầu tư chính theo hợp đồng thầu phụ ở nhiều cấp độ, nhà thầu phụ là thành viên của các nhà thầu phụ, sau đây gọi là “nhà thầu có liên quan”) thực hiện công việc tại địa điểm nói trên, phải chỉ định một người kiểm soát chung về an toàn và sức khỏe để phòng tránh tai nạn lao động có thể xảy ra khi những người công nhân này thực hiện công tác ở cùng nơi đó và yêu cầu người này chỉ đạo công việc của Giám sát chính về An toàn và Sức khỏe, đồng thời kiểm soát chung về các vấn đề được quy định trong từng điểm tại khoản (1) của Điều 30; với điều kiện là điều này sẽ không áp dụng khi số lượng công nhân chưa đạt đến con số được quy định trong Sắc lệnh của Nội các.
Điều 16 (Kiểm soát an toàn và sức khỏe) * Xây dựng và đóng tàu
Trong trường hợp thuộc khoản ① hoặc ③ Điều 15, nhà thầu tự thực hiện công việc nói trên, ngoài yêu cầu của chủ đầu tư về việc chỉ định người kiểm soát chung về an toàn và sức khỏe theo các điều khoản này, còn phải chỉ định người kiểm soát về an toàn và sức khỏe và người này thực hiện liên lạc với người kiểm soát chung về an toàn và sức khỏe và các vấn đề khác theo quy định trong Pháp lệnh của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi.
② Nhà thầu nào đã chỉ định người kiểm soát về an toàn và sức khỏe theo các quy định trong các điều khoản trước phải ngay lập tức thông báo cho chủ đầu tư (được ghi trong cùng một điều khoản) về việc chỉ định này.
Điều 20 (Các biện pháp được người sử dụng lao động áp dụng)
Người sử dụng lao động phải áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa những nguy hiểm sau đây:
Nguy hiểm do máy móc, dụng cụ và thiết bị khác (sau đây gọi là “máy móc, v.v.”)
Nguy hiểm do các chất có tính chất gây nổ, các chất có tính chất dễ cháy và các chất có tính chất dễ bắt lửa
Nguy hiểm do điện, nhiệt và các loại năng lượng khác
Điều 21
Người sử dụng lao động phải áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa mọi nguy hiểm phát sinh từ các phương pháp làm việc sau đây: đào, khai thác đá, bốc dỡ hàng hóa, chế biến gỗ, v.v.
② Người sử dụng lao động phải áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa những nguy hiểm liên quan đến những nơi mà người lao động có thể té ngã hoặc nơi có nguy cơ sạt lở cát hoặc đất.
Điều 22
Người sử dụng lao động phải áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tình trạng suy giảm sức khỏe như sau:
Suy giảm sức khỏe do nguyên liệu thô, khí, hơi, bụi, thiếu oxy trong không khí, mầm bệnh, v.v.
Suy giảm sức khỏe do phóng xạ, nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp, sóng siêu âm, tiếng ồn, rung động, áp suất khí quyển bất thường, v.v.
Suy giảm sức khỏe do các hoạt động như theo dõi đồng hồ đo, công việc đòi hỏi sự chính xác, v.v.
Suy giảm sức khỏe do khói thải, chất thải hoặc chất thải rắn.
Điều 23
Liên quan đến các tòa nhà và các nhà xưởng khác có sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo trì lối đi, khu vực sàn và cầu thang, và cũng để thông gió, đèn đóm, chiếu sáng, sưởi ấm và chống ẩm. Ngoài ra, người sử dụng lao động phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bố trí chỗ nghỉ ngơi, sơ tán và vệ sinh và cũng có các biện pháp cần thiết để duy trì sức khỏe, tinh thần và đời sống của người lao động.
Điều 24
Người sử dụng lao động phải áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng tránh tai nạn lao động phát sinh từ việc làm hoặc hành vi của người lao động.
Điều 25
Trong trường hợp có nguy cơ sắp xảy ra tai nạn lao động, người sử dụng lao động phải ngay lập tức dừng hoạt động và áp dụng các biện pháp cần thiết để đưa người lao động sơ tán khỏi nhà xưởng.
Điều 25-2
Người sử dụng lao động nào thực hiện các công việc được quy định trong Sắc lệnh của Nội các trong số các công việc liên quan đến xây dựng hoặc các ngành nghề khác theo quy định trong Sắc lệnh của Nội các phải áp dụng các biện pháp sau đây để phòng ngừa sự cố xảy ra trong số các biện pháp liên quan đến giải cứu và bảo vệ người lao động khi có sự cố cháy nổ, v.v.:
Lắp đặt và quản lý máy móc, v.v., phải có các biện pháp giải cứu và bảo vệ người lao động
Đào tạo các vấn đề cần thiết liên quan đến giải cứu và bảo vệ người lao động
Ngoài các vấn đề được liệt kê ở hai mục trước, phải thực hiện các vấn đề cần thiết liên quan đến việc giải cứu và bảo vệ công nhân nhằm chuẩn bị khi cháy nổ, v.v.
Điều 26
Nhằm đáp ứng với các biện pháp mà người sử dụng lao động thực hiện theo các quy định từ Điều 20 đến Điều 25 và Khonả (1) của Điều trước, người lao động phải quan sát các vấn đề cần thiết.
Điều 59 (Giáo dục An toàn và Sức khỏe)
Khi người lao động mới được tuyển dụng, người sử dụng lao động phải giáo dục người lao động về an toàn và/hoặc sức khỏe liên quan đến các hoạt động mà người lao động sẽ tham gia theo quy định trong Pháp lệnh của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi.
② Các quy định của điều khoản trước sẽ được áp dụng những sửa đổi tương ứng khi thay đổi nội dung các hoạt động.
③ Khi người lao động được bố trí các hoạt động nguy hiểm hoặc độc hại theo quy định trong Pháp lệnh của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, người sử dụng lao động phải tổ chức cho người lao động khóa đào tạo đặc biệt về an toàn và/hoặc sức khỏe liên quan đến các hoạt động nói trên theo quy định trong Pháp lệnh của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi.
Giải thích: Các thay đổi về nội dung của các hoạt động trong Khoản ② bao gồm các thay đổi trong công việc chẳng hạn như chuyển chỗ. Trong ngành xây dựng, điều này cũng bao gồm những thay đổi về công trường (công trường mới).
Điều 60
Trong trường hợp ngành nghề hoạt động thuộc một trong những ngành nghề được xác định trong Sắc lệnh của Nội các, người sử dụng lao động phải giáo dục về an toàn và/hoặc sức khỏe liên quan đến các vấn đề sau, theo quy định trong Pháp lệnh của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, cho những người mới phụ trách ở vai trò đốc công hoặc các vị trí khác để trực tiếp hướng dẫn hoặc giám sát người lao động trong các hoạt động (trừ chỉ huy trưởng):
Các vấn đề liên quan đến quyết định phương pháp làm việc và phân công người lao động
Các vấn đề liên quan đến phương pháp hướng dẫn hoặc giám sát người lao động
Ngoài các vấn đề được liệt kê ở hai mục trước, các vấn đề cần thiết để phòng tránh tai nạn lao động, theo quy định trong Pháp lệnh của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi.
[Sắc lệnh của Nội các] Lệnh thi hành luật sức khỏe và an toàn và lao động
Điều 13 (Máy móc, v.v … phải tuân thủ các tiêu chuẩn hoặc được trang bị các thiết bị an toàn theo chỉ định của Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi)
② (Bỏ qua)
③ Các máy móc, v.v. được định nghĩa trong Sắc lệnh của Nội các được đề cập trong Điều 42 của Luật này (không bao gồm trường hợp máy móc, v.v., rõ ràng không được sử dụng trong nước) sẽ là các máy móc, v.v. được liệt kê dưới đây
(1)-(27) (Bỏ qua)
(28) Thiết bị chống rơi ngã Lưu ý) Tên thay đổi từ dây đai an toàn, v.v.
このページをシェアする
講習会をお探しですか?