メニューボタン

[Tài liệu tham khảo] Hướng dẫn sử dụng an toàn thiết bị chống rơi ng①

Hướng dẫn sử dụng an toàn thiết bị chống rơi ngã

(Thông báo của Cục Tiêu chuẩn Lao động số 0622-2 ngày 22 tháng 6 năm 2018)


I. Mục đích

Khi tác nghiệp ở nơi có độ cao từ 2 m trở lên, thông thường người ta bố trí sàn công tác và phòng tránh té ngã ngay từ đầu bằng cách bố trí rào chắn, tay vịn, thiết bị che chắn, v.v. ở các chỗ rìa và khe hở, v.v. của sàn công tác. Tuy nhiên, khi khó có thể áp dụng các biện pháp này, người sử dụng lao động có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp chẳng hạn như yêu cầu công nhân sử dụng dây đai an toàn.

Để phòng tránh tai nạn lao động do té ngã, người ta đã thay thế thuật ngữ “dây đai an toàn (giới hạn ở những thiết bị bảo vệ công nhân khỏi nguy hiểm do té ngã)” bằng thuật ngữ “thiết bị chống rơi ngã” trong mục (xxviii) của Khoản (3) hoặc Điều 13 của Sắc lệnh Thi hành Luật Sức khỏe và An toàn Lao động (Sắc lệnh số 318 năm 1972; sau đây gọi là “Sắc lệnh thi hành”) vào ngày 8 tháng 6 năm 2018. Ngoài ra, vào ngày 19 tháng 6 năm 2018, người ta đã thực hiện các sửa đổi cần thiết để bổ sung các biện pháp phòng tránh tai nạn lao động do té/ngã và tổ chức đào tạo đặc biệt trong Pháp lệnh Luật Sức khỏe và An toàn Lao động (Pháp lệnh của Bộ Lao động số 32 năm 1972; sau đây gọi là “Pháp lệnh Sức khỏe và An toàn”) và Quy định về đào tạo đặc biệt về an toàn và sức khỏe (Thông báo công khai của Bộ Lao động số 92 năm 1972) và những thay đổi này đã có hiệu lực vào ngày 1 tháng 2 năm 2019.

Các Hướng dẫn này được ban hành nhằm mục đích trình bày tổng hợp các điểm chính trong số các mục được quy định trong Sắc lệnh Thi hành sửa đổi, các mục sẽ được người sử dụng lao động sử dụng và các mục được quy định trong Luật Sức khỏe và An toàn Lao động (Luật Số 57/1972, sau đây gọi là “Luật Sức khỏe và An toàn”) và các điều luật và quy định liên quan, nhằm thúc đẩy các biện pháp an toàn hơn nữa thông qua việc sử dụng các thiết bị chống rơi ngã đúng cách kết hợp với Sắc lệnh Thi hành sửa đổi, v.v. Ngoài việc thực hiện đúng các mục được mô tả trong Hướng dẫn này, người sử dụng lao động phải cố gắng áp dụng các biện pháp an toàn phù hợp hơn với tình hình thực tế tại công trường.


II. Phạm vi áp dụng

Các Hướng dẫn này áp dụng cho công tác có sử dụng thiết bị chống rơi ngã được quy định tại mục (xxviii) Khoản 3, Điều 13 của Sắc lệnh Thi hành.


III. Thuật ngữ

1. Bộ phận cấu tạo của thiết bị chống rơi ngã

(1) Thiết bị chống rơi ngã loại đai toàn thân: Thiết bị chống rơi ngã gồm các bộ phận có cấu tạo để đỡ tải trọng cơ thể tại nhiều điểm như vai, eo và đùi, khi chặn đứng cú rơi.

(2) Thiết bị chống rơi ngã loại đai thắt lưng: Thiết bị chống rơi ngã gồm một bộ phận giống như dây đai đeo ở thắt lưng cơ thể.

(3) Dây buộc: Thiết bị gồm dây đai hoặc dây đeo (sau đây gọi là “dây buộc, v.v.”) để kết nối đai toàn thân hoặc đai thắt lưng với dây chính hoặc dụng cụ neo khác, v.v. (ví dụ: dụng cụ để neo thiết bị chống rơi ngã, v.v.) và đầu nối, v.v. Khi nối với bộ giảm xóc hoặc thiết bị cuộn dây, thiết bị này cũng có bộ giảm xóc, v.v.

(4) Đầu nối: Thiết bị nối giữa đai toàn thân, đai thắt lưng, dây buộc hoặc dụng cụ neo, v.v.

(5) Móc: Một loại đầu nối và một thành phần của dây buộc. Một thiết bị dạng móc để nối dây buộc với dụng cụ neo hoặc dạng khóa nối với đai thắt lưng hoặc đai toàn thân.

(6) Khóa: Một loại đầu nối và một thành phần của dây buộc. Một thiết bị hình khuyên để nối dây buộc với dụng cụ neo hoặc dạng khóa nối với đai thắt lưng hoặc đai toàn thân.

(7) Bộ giảm xóc: Thiết bị giảm thiểu chấn động phát sinh từ hành động chặn đứng cú rơi. Bộ giảm xóc loại 1 có tải trọng va chạm từ 4,0 kilonewton trở xuống khi chặn đứng cú rơi với khoảng cách rơi tự do là 1,8 mét, và giảm xóc loại 2 có tải trọng va chạm từ 6,0 kilonewton trở xuống khi chặn đứng cú rơi với khoảng cách rơi tự do là 4,0 mét.

(8) Thiết bị cuộn dây: Thiết bị quấn dây buộc. Một số có chức năng khóa để ngừng tháo dây buộc ngay lập tức khi bị té ngã.

(9) Dây phụ: Một sợi dây đai hoặc dây đeo ngắn (sau đây gọi là “dây đai, v.v.”) sẽ gắn vào dụng cụ neo ở điểm đến trước khi gắn lại dây buộc chính khi công nhân di chuyển để giữ công nhân luôn nối với dụng cụ neo

(10) Khoảng cách rơi tự do: Khoảng cách bằng cách cộng chiều dài dây buộc vào khoảng cách thu được bằng cách trừ chiều cao của dụng cụ neo, v.v. đối với móc hoặc khóa (sau đây gọi là “móc, v.v.”) khỏi chiều cao của bộ phận nối dây buộc với dây đai toàn thân hoặc dây đai thắt lưng khi công nhân đeo dây đai toàn thân hoặc dây đai thắt lưng (A trong Hình 1 và Hình 2).

(11) Khoảng cách rơi: Khoảng cách bằng cách cộng khoảng cách rơi tự do vào độ giãn dài, v.v., của dây buộc và dây đai toàn thân hoặc dây đai thắt lưng khi công nhân bị rơi ngã (B trong Hình 1 và Hình 2).


2. Liên quan đến công tác cần duy trì tư thế làm việc

(1) Công tác cần duy trì tư thế làm việc: Công tác được thực hiện trong khi cơ thể người công nhân bị giữ trong trạng thái lơ lửng hình chữ U bởi sức căng của sợi dây, v.v.

(2) Dây để duy trì tư thế làm việc: Sợi dây, v.v., được quấn quanh dụng cụ neo và được sử dụng để duy trì tư thế làm việc của cơ thể người công nhân ở trạng thái lơ lửng hình chữ U bởi lực căng của dây, v.v., điều chỉnh bằng cách sử dụng thiết bị điều chỉnh chiều dài.

(3) Thiết bị điều chỉnh chiều dài: Một bộ phận cấu tạo của dây để duy trì tư thế làm việc. Thiết bị để điều chỉnh chiều dài của sợi dây.

(4) Dây di động: Một sợi dây được buộc chặt và treo vào ngọn tháp bằng thép, được sử dụng trong công trình xây dựng, v.v. trên ngọn tháp đường dây cao thế bằng thép.


3. Trang thiết bị khác có liên quan

(1) Dây chính nằm thẳng đứng: Dụng cụ neo để gắn dây, v.v. được lắp theo hướng thẳng đứng.

(2) Dây chính nằm ngang: Dụng cụ neo để gắn dây, v.v. được lắp theo hướng ngang.


Hình 1: Khoảng cách rơi của loại đai toàn thân

図1 フルハーネス型の落下距離等

Hình 2: Khoảng cách rơi của loại đai thắt lưng

図2 胴ベルト型の落下距離等

フルハーネス型墜落制止用器具特別教育

このページをシェアする

講習会をお探しですか?

 

▲ページ先頭へ