メニューボタン

[Tài liệu tham khảo] Hướng dẫn sử dụng an toàn thiết bị chống rơi ng②

[Tài liệu tham khảo] Hướng dẫn sử dụng an toàn thiết bị chống rơi ng②

(Thông báo của Cục Tiêu chuẩn Lao động số 0622-2 ngày 22 tháng 6 năm 2018)


IV. Chọn thiết bị chống rơi ngã

1. Cách tiếp cận cơ bản

(1) Thông thường, thiết bị chống rơi ngã phải là loại đai toàn thân. Tuy nhiên, nếu một người đeo thiết bị đai toàn thân vẫn có thể có nguy cơ chạm đất trong trường hợp bị té ngã, người ta cho phép sử dụng loại đai thắt lưng.

(2) Lựa chọn thiết bị chống rơi ngã phù hợp bao gồm lựa chọn loại đai toàn thân hoặc loại đai thắt lưng, cũng như loại giảm xóc phù hợp với chiều cao của dụng cụ neo đối với móc, v.v. và chiều dài của dây buộc gắn vào (bao gồm các loại cuộn dây có khóa). Người sử dụng lao động phải chọn thiết bị chống rơi ngã phù hợp với nhiều điều kiện khác nhau chẳng hạn như tính chất công việc, độ cao nơi làm việc và trọng lượng của người công nhân, v.v.

(3) Theo hướng dẫn về độ cao mà chúng ta có thể sử dụng loại đai thắt lưng, giá trị phải bằng hoặc nhỏ hơn tổng khoảng cách rơi tự do và độ giãn dài của bộ giảm xóc (tối đa), giả sử nếu chúng ta sử dụng loại đai toàn thân thì cộng thêm 1 mét. Do đó, vì là tiêu chí tối thiểu phải tuân thủ trong mọi trường hợp nên chúng ta phải sử dụng loại đai toàn thân khi làm việc tại vị trí có độ cao trên (6,75 m), chúng ta có được con số này bằng cách cộng 1 mét vào tổng khoảng cách rơi tự do tối đa của bộ giảm xóc (4 m) và độ giãn dài tối đa của bộ giảm xóc (1,75 m).


2. Chọn thiết bị chống rơi ngã (khi không sử dụng trong công tác cần duy trì tư thế làm việc)

(1) Chọn bộ giảm xóc

  1. Nếu bạn có thể tác nghiệp bằng cách gắn móc ở vị trí ngang thắt lưng hoặc cao hơn, hãy chọn bộ giảm xóc Loại 1.
  2. Nếu cần phải thực hiện công việc bằng cách gắn móc ở dưới chân trong công tác lắp dựng khung thép, v.v., hãy chọn loại đai toàn thân và chọn bộ giảm xóc Loại 2.
  3. Khi phải làm hỗn hợp cả hai loại công tác, hãy chọn loại đai toàn thân và chọn bộ giảm xóc Loại 2.

(2) Chọn dây buộc

  1. Kiểm tra khoảng cách rơi có nằm trong các điều kiện tiêu chuẩn chỉ định cho dây buộc (chiều cao lắp của móc dây, v.v. (a): 0,85 m, chiều cao của khóa nối dây buộc và dây đai toàn thân (b): 1,45 m; áp dụng tương tự bên dưới) và chọn một dây buộc phù hợp chủ yếu dựa vào độ cao nơi làm việc.
  2. Nên sử dụng dây buộc có chức năng khóa chủ yếu khi độ cao nơi làm việc tương đối thấp vì các dây buộc này có khoảng cách rơi ngắn hơn so với dây buộc thông thường.
  3. Để ngăn ngừa té ngã khi gắn lại móc, v.v. trong khi di chuyển, nên sử dụng hai móc, v.v … theo kiểu xen kẽ hỗ trợ nhau (dây buộc đôi).
  4. Khi sử dụng hệ thống dây buộc đôi với loại đai toàn thân, hãy sử dụng hai dây buộc để chống rơi ngã.
  5. Khi sử dụng hệ thống dây buộc đôi với loại dây đai thắt lưng, chúng ta chỉ được phép sử dụng dây phụ khi gắn lại móc, v.v., của dây buộc để chống rơi ngã, kể cả những loại không có bộ giảm xóc.
    Và trong trường hợp đó, hãy chọn dây có chiều dài từ 1,3 m trở xuống để đảm bảo chúng ta không sử dụng nó trong quá trình làm việc.

(3) Lựa chọn thiết bị dựa trên trọng lượng cơ thể

Thiết bị chống rơi ngã có chỉ định trọng lượng khả dụng tối đa (85 kg hoặc 100 kg, không bao gồm các sản phẩm đặt riêng). Do đó, hãy chọn thiết bị sao cho tổng trọng lượng của người sử dụng thiết bị và dụng cụ/phụ kiện không vượt quá trọng lượng khả dụng tối đa.

(4) Hướng dẫn về chiều cao có thể sử dụng loại đai thắt lưng

Giả sử điều kiện sử dụng điển hình của loại dây đai toàn thân trong công trình xây dựng, v.v. (độ cao gắn móc, v.v., của dây buộc: 0,85 m, chiều cao của khóa nối dây buộc và dây đai toàn thân: 1,45 m, chiều dài dây buộc: 1,7 m (trong trường hợp này, khoảng cách rơi tự do là 2,3 m), độ giãn dài tối đa của bộ giảm xóc (Loại 1): 1,2 m, độ giãn dài của dây đai toàn thân, v.v .: khoảng 1 m), độ cao theo hướng dẫn phải từ 5 m trở xuống. Hãy sử dụng loại dây đai toàn thân khi làm việc ở nơi nào cao hơn độ cao này.


3. Chọn thiết bị chống rơi ngã (khi sử dụng trong công tác cần duy trì tư thế làm việc)

Thiết bị giữ cơ thể sử dụng trong công tác cần duy trì tư thế làm việc (sau đây gọi là “thiết bị duy trì tư thế làm việc”) có tác dụng đáng kể trong việc phòng tránh rơi ngã nhưng chúng ta phải sử dụng nó cùng với thiết bị chống rơi ngã để làm phương án dự phòng để chặn đứng cú rơi nếu xảy ra.

(1) Chọn bộ giảm xóc

Trong khi tác nghiệp cần duy trì tư thế làm việc, thường không có công tác nào cần gắn móc dưới chân, nên chúng ta hãy chọn bộ giảm xóc loại 1. Tuy nhiên, nếu tính chất công việc đòi hỏi gắn móc dưới chân, chúng ta nên chọn bộ giảm xóc Loại 2.

(2) Chọn dây buộc

  1. (a) Kiểm tra khoảng cách rơi có nằm trong các điều kiện tiêu chuẩn chỉ định cho dây buộc và chọn dây buộc phù hợp, chủ yếu dựa vào độ cao nơi làm việc.
  2. (b) Người ta khuyến khích sử dụng dây buộc dạng cuộn có chức năng khóa chủ yếu khi độ cao nơi làm việc tương đối thấp vì loại dây này có khoảng cách rơi ngắn hơn so với dây buộc thông thường.
  3. (c) Để tránh rơi khi gắn móc lại trong quá trình di chuyển, chúng ta nên sử dụng cách gắn xen kẽ và liên tục cả hai móc (dây buộc đôi).
    Ngoài ra, việc gắn móc gắn lại trong khi duy trì tư thế làm việc có hiệu quả phòng tránh rơi ngã. (d) Khi sử dụng phương pháp dây buộc đôi, nên sử dụng hai dây buộc để chống rơi, nhưng người ta cũng có thể chấp nhận nếu một trong hai dây là để duy trì tư thế làm việc.
    Trong trường hợp này, hãy sử dụng dây với độ dài tối thiểu cần thiết bằng khóa điều chỉnh độ dài.

(3) Lựa chọn thiết bị dựa trên trọng lượng cơ thể

Thiết bị chống rơi ngã có chỉ định trọng lượng khả dụng tối đa (85 kg hoặc 100 kg, không bao gồm các sản phẩm đặt riêng). Do đó, hãy chọn thiết bị sao cho tổng trọng lượng của người sử dụng thiết bị và dụng cụ/phụ kiện không vượt quá trọng lượng khả dụng tối đa.

(4) Chọn loại đai toàn thân

Khi sử dụng trong công tác cần duy trì tư thế làm việc, thường có bộ phận gắn trên đầu người công nhân và chúng ta có thể gắn móc vào chỗ đó trên đầu. Do chúng ta có thể sử dụng loại dây đai toàn thân nên khi không chạm đất thì chúng ta hãy chọn loại dây đai toàn thân. Tuy nhiên, chúng ta cũng được phép sử dụng loại đai thắt lưng nếu người đeo dây đai toàn thân có nguy cơ chạm đất do không có bộ phận nào để cho chúng ta có thể gắn móc trên đầu.


4. Cách di chuyển lên xuống và đi qua lại, v.v. và sử dụng thiết bị ngoại vi

(1) Chúng ta bắt buộc phải sử dụng thiết bị chống rơi ngã là trong quá trình làm việc. Về cơ bản việc đi lại và di chuyển lên xuống (bao gồm cả trường hợp di chuyển lên xuống trong khi xác nhận sự hợp lý của thiết bị để di chuyển lên xuống) là các khái niệm khác nhau trong công việc. Nếu trong trường hợp khó có thể sử dụng thiết bị chống rơi ngã, chẳng hạn như khi không có chỗ để gắn móc, v.v. của thiết bị chống rơi ngã (như khi tỉa cây, v.v.) thì phải áp dụng các biện pháp khác như đội mũ bảo hộ.

(2) Khi chúng ta di chuyển lên xuống bằng dây chính nằm thẳng đứng, hộp tự rút – tự hãm hoặc đường ray dọc thì không cần có chức năng chống rơi ngã. Ngoài ra, khi đầu nối trên ngực của loại đai toàn thân liên kết trực tiếp với dây chính nằm thẳng đứng, hộp tự rút – tự hãm hoặc đường ray dọc thông qua dây phụ và thiết bị dạng trượt để chống rơi ngã được tiêu chuẩn ISO công nhận, dây phụ và thiết bị trượt thích hợp cho việc chống rơi ngã sẽ phải là dây buộc của loại đai toàn thân trong số các loại mà người ta có thể xác nhận độ an toàn thông qua thí nghiệm rơi phù hợp, v.v.

(3) Dây đai dùng để di chuyển sử dụng trong công trình xây dựng, v.v. trên các cột tháp đường dây cao thế không phải là dây buộc và được coi là dây chính. Ngoài ra, nếu dây đai dùng để di chuyển liên kết trực tiếp với dây đai toàn thân bằng thiết bị bảo hộ loại khóa bằng chìa và dây đai dùng để di chuyển được trang bị bộ giảm xóc, thiết bị bảo hộ loại khóa bằng chìa phải là dây buộc của loại đai toàn thân. Trong trường hợp này, bộ giảm xóc của dây đai dùng để di chuyển có chức năng tương đương với bộ giảm xóc Loại 2.



フルハーネス型墜落制止用器具特別教育

このページをシェアする

講習会をお探しですか?

 

▲ページ先頭へ